Sử dụng nguồn gốc con người Đầm_lầy

Các đầm lầy được con người sử dụng trong một loạt các mục đích, phổ biến nhất là trong nông nghiệp và lâm nghiệp, chiếm khoảng một phần tư diện tích đất than bùn toàn cầu.[7] Điều này bao gồm xẻ các hào rãnh tiêu thoát nước để hạ thấp mức nước ngầm với mục đích gia tăng sản lượng thu hoạch từ rừng hoặc sử dụng làm bãi chăn thả hay làm đất trồng trọt.[1] Các sử dụng nông nghiệp đối với các đầm lầy bao gồm sử dụng thảm cỏ tự nhiên để thu hoạch cỏ khô hay chăn thả gia súc hoặc gieo trồng cây cối trên các bề mặt đã biến đổi.[6] Bên cạnh đó, khai thác thương mại than bùn từ các đầm lầy để sản xuất năng lượng là thực tiễn phổ biến rộng ở các quốc gia miền bắc châu Âu, như tại Nga, Thụy Điển, Phần Lan và các nước vùng Baltic.[7]

Sự dọn sạch các đầm lầy nhiệt đới để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người là vấn đề gây áp lực ngày càng gia tăng tại Đông Nam Á, nơi các cơ hội sản xuất dầu cọ và gỗ để xuất khẩu đang dẫn dắt các nước đang phát triển trong khu vực này tận lực khai khẩn các đầm lầy để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế nói trên.[11] Đất than bùn nhiệt đới chiếm khoảng 0,25% diện tích đất đai bề mặt Trái Đất nhưng lưu giữ tới 3% tổng nguồn dự trữ cacbon trong đất và rừng, nhưng chủ yếu nằm tại các quốc gia thu nhập thấp. Sự khai thác tận lực các hệ sinh thái này, như tiêu thoát nước và khai thác rừng than bùn nhiệt đới, tiếp tục dẫn tới sự phát thải một lượng lớn cacbon dioxit vào khí quyển. Ngoài ra, cháy xảy ra trên các vùng đất than bùn bị làm khô bởi tiêu thoát nước của các đầm lầy than bùn cũng giải phóng thêm cacbon dioxit. Giá trị kinh tế của đất than bùn nhiệt đới từng được tính toán dựa trên giá trị của các nguyên liệu thô, như gỗ, củi, vỏ cây, nhựa cây và nhựa mủ mà sự thu hoạch chúng từ hệ sinh thái tự nhiên gần như không góp phần đáng kể vào phát thải lớn cacbon. Ngày nay, nhiều hệ sinh thái trong số này đã bị biến đổi. Chúng được tiêu thoát nước để chuyển đổi thành các đồn điền trồng cọ dầu, giải phóng cacbon dioxit đã lưu giữ và ngăn chặn các hệ thống này cô lập cacbon dioxit từ khí quyển. Dự án cacbon than bùn (Carbopeat Project) là cố gắng để gắn giá trị kinh tế với sự cô lập cacbon của các đầm lầy than bùn để ngăn chặn và chấm dứt sự khai thác tận lực các hệ sinh thái này.[22]

Bên cạnh đó, các hồ sơ về hành vi của con người và môi trường trong quá khứ cũng có thể được chứa trong các đầm lầy. Chúng có thể ở dạng các đồ vật do con người tạo tác hay các hồ sơ cổ sinh thái học hoặc địa hóa học.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đầm_lầy http://www.nrc.ca/cgi-bin/cisti/journals/rp/rp2_ab... http://www.nrcresearchpress.com/doi/10.1139/a11-01... http://np-net.pbworks.com/f/Hooijer,+Silvius+et+al... http://link.springer.com/10.1007/s11367-017-1367-y http://doi.wiley.com/10.1111/j.1529-8817.2003.0078... http://www.personal.ceu.hu/students/03/nature_cons... http://www.biogeosciences.net/7/1505/2010/ http://www.annualreviews.org/doi/10.1146/annurev-e... //dx.doi.org/10.1007%2F978-94-007-6173-5_147-1 //dx.doi.org/10.1007%2Fbf02664953